Hàng thông trăm tuổi

Hàng thông trăm tuổi

Hàng thông trăm tuổi - bắt đầu câu chuyện.

Đến và đi cho hết con đường để nghe đâu đó cái cảm giác của tình yêu.

Có một câu chuyện kể như thế này, một chàng trai yêu một cô gái và bảo với cô ấy rằng chàng sẽ ngỏ lời cầu hôn và trao nhẫn cưới ở hai hàng cây ngân hạnh trên đảo Nami, Hàn Quốc vào một ngày thu, khi những cây ngân hạnh đã vàng lá.

Đó là một ý tưởng vô cùng đẹp, bởi hai hàng cây ngân hạnh trên hòn đảo ấy đã làm nên bộ phim: “Bản tình ca mua đông”, là nơi lãng mạn nhất thế gian để ngỏ lời tình.

Nhưng rồi nhiều lý do khác nhau, hàng cây ngân hạnh trên đảo Nami vẫn hoài mong mà chàng trai không thể đưa người mình yêu thương đến được.

Để rồi một lần tình cờ khi phóng xe len lỏi giữa cánh đồng chè ở xã Nghĩa Hưng, Chư Pah, Gia Lai, anh chàng gặp hàng thông đẹp như trong phim, đẹp như hai hàng cây ngân hạnh. Thế là anh đã rủ người yêu tới đây, giữa hai hàng thông ấy ngỏ lời cầu hôn và trao nhẫn cưới.

Rồi từ đó mới biết rằng hàng thông trăm tuổi vô cùng đẹp

Qua nhiều biến đổi của lịch sử, hàng thông xanh không còn nguyên trạng ban đầu, một số cây bị đốn hạ do mục gãy nhưng đã được người dân nơi đây trồng mới.

Đặc biệt, cuối đường thông dẫn lối vào ngồi chùa Bửu Minh – một trong những cơ sở Phật giáo đầu tiên được xây dựng trên vùng đất Gia Lai.

Nằm xa khu dân cư, tọa lạc trong thế gối đầu vào ngọn Tiên Sơn, mặt tiền hướng về phía Biển Hồ nước, mái chùa vươn lên giữa sắc xanh của mây trời đầy uy nghiêm và cổ kính.

Người dân ở đây không ai biết rõ hàng thông ba lá đại thụ được trồng vào thời điểm chính xác nào, chỉ biết rằng nó có từ lúc những người Pháp xuất hiện trên vùng đất này và thành lập nên Sở Trà – đồn điền chè đầu tiên trên cao nguyên Pleiku vào đầu thế kỉ XX.

Rồi từ người Pháp đổi sang chủ người Tàu đã mở rộng diện tích trồng chè trải dài đến tận chân núi, hơn 100 người công nhân mộ phu người Kinh sống trong những ngôi nhà 40 mét vuông đã lập nên xóm làng đầu tiên tại đây, gọi tên là xóm Trải Mộ, làng Cỏ May.

Đến nay, những vạt chè xanh mướt vẫn được giữ lại canh tác và làm nên cái tên truyền miệng trên các chuyến xe ngược xuôi Nam Bắc: Biển Hồ chè (Biển Hồ trà).

Chạm con đường kệ mưa, kệ nắng

Cả trăm năm mong người tìm tới, buồn qua bao mưa nắng, từ câu chuyện đó mọi người mới biết rằng Gia Lai có hai hàng thông trăm tuổi đẹp vô cùng.

Việc đi lạc để chạm gặp một vẻ đẹp khác của hàng thông trên con đường qua lại của người dân, dựa vào những đồi chè hai bên, và cảm giác trở lại lần này lại mang thêm một niềm vui.

Chia sẻ :